Posted At: Feb 20, 2024 - 276 Views
Những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng do sự gia tăng không ngừng của lượng rác thải nhựa. Việc sản xuất và tiêu thụ nhựa quá mức đã dẫn đến tình trạng núi rác ngày càng lớn, gây hại đáng kể đến nguồn tài nguyên tự nhiên và sức khỏe con người. Để đối phó với tình trạng này, việc đẩy mạnh hoạt động tái chế nhựa đang trở thành một biện pháp thiết thực và hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên tự nhiên.
Tầm Quan Trọng Của Hoạt Động Tái Chế Nhựa
Tái chế nhựa là quá trình thu thập phế liệu hoặc nhựa phế thải và tái chế vật liệu đó thành các vật dụng hữu ích. Việc tái chế là một phần nỗ lực của toàn thế giới vì phần lớn nhựa không phân hủy được nên để giảm lượng nhựa trong dòng chất thải, đặc biệt là khoảng 8 triệu tấn nhựa thải đi vào đại dương mỗi năm.
Ước tính nguồn phế liệu nhựa tại Việt Nam thải ra tới gần 18.000 tấn/ngày, giá phế liệu rất thấp. Do đó, hạt nhựa tái chế từ chất thải nhựa sinh hoạt có giá thấp hơn nhiều so với hạt nhựa nguyên sinh.
Bên cạnh đó, nhựa có mặt hầu hết trong tất cả mặt hàng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, cho thấy tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của ngành nhựa. Riêng tại Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tăng trung bình 20%/năm. Điều này cho thấy, tiềm năng phát triển ngành nhựa tái chế.
Lợi Ích Của Hoạt Động Tái Chế Chất Thải Nhựa
Hoạt động kinh doanh tái chế chất thải nhựa cũng mang lại nhiều lợi ích.
Bảo Vệ Môi Trường
Tái chế nhựa giúp giải quyết lượng lớn rác thải nhựa sinh hoạt và rác thải công nghiệp tác động xấu đến hệ sinh thái, nhờ vậy có thể bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khỏe của con người và động vật.
Tiết kiệm năng lượng và chi phí
Quá trình tái chế nhựa thường tiêu tốn ít năng lượng hơn so với sản xuất nhựa mới, giúp tiết kiệm tài nguyên không thể tái tạo là dầu mỏ.
Chi phí chôn lấp một tấn rác hiện nay là khoảng 300.000 đồng. Hiện, ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM có tới hàng chục ngàn tấn chất thải nhựa đang chôn lấp nếu số chất thải này được mang đi tái chế, thành phố có thể tiết kiệm được khoảng ngân sách rất lớn lên đến hàng tỷ đồng mỗi năm.
Cải thiện mỹ quan đô thị
Tại các đô thị, dân cư đông đúc, nhiều loại rác thải sinh hoạt, phế liệu… được đổ ra hàng ngày không chỉ làm mất vệ sinh môi trường, mà còn mất mỹ quan đô thị. Bởi vậy, tái chế rác thải nhựa là giải pháp giúp cải thiện mỹ quan đô thị, giải quyết hàng loạt các vấn đề về vệ sinh như tắc nghẽn cống rãnh, suy thoái đất,…
Làm giảm giá thành sản phẩm
Theo ước tính, tốc độ tiêu thụ nhựa tại Việt Nam sẽ ngày càng tăng. Tuy nhiên, năng lực sản xuất trong nước vẫn còn nhiều hạn chế, tình trạng khan hiếm nguồn nguyên liệu đầu vào đã diễn ra trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp hầu như đều phải nhập khẩu phế liệu nhựa từ nước ngoài. Mất thêm chi phí nhập khẩu nên giá thành các sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng thường cao hơn.
Nhưng nếu biết cạnh tận dụng nguồn rác thải nhựa trong nước, tái chế thành nhựa tái sinh sẽ góp phần làm giảm giá nguyên liệu đầu vào 30%, qua đó làm giảm 15% giá thành sản phẩm, mang lại lợi ích rất lớn cho người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp.
Nên Tận Dụng Rác Thải Nhựa Như Thế Nào?
Dù tiềm năng của ngành tái chế nhựa còn rất lớn nhưng số lượng các nhà máy xử lý rác thải nhựa đạt chuẩn của Việt Nam còn quá ít, chủ yếu là các xưởng tái chế phế liệu tự phát, không nằm trong các khu công nghiệp nên khó kiểm soát, đảm bảo về môi trường. Điều này dẫn đến sự lãng phí “tài nguyên rác” như hiện nay.
Theo các chuyên gia, để nâng cao hiệu quả và phát triển hoạt động tái chế nhựa tại Việt Nam, cần phải thực thi đồng bộ nhiều giải pháp gồm các giải pháp mang tính pháp lý, các giải pháp mang tính kinh tế và các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, thay đổi thói quen tiêu dùng và thải bỏ chất thải nhựa. Các giải pháp này cần tập trung giải quyết 3 vấn đề: Nâng cao hiệu quả thu gom chất thải nhựa, chính sách hỗ trợ hoạt động tái chế nhựa và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia tái chế nhựa.
Đồng hành cùng với chủ trương của Nhà nước về tăng cường đẩy mạnh hoạt động tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa, Minh Hiếu Sài Gòn đã đầu tư xây dựng nhà máy tái chế nhằm cung cấp sản phẩm hạt nhựa tái sinh cho thị trường trong nước, góp phần phát triển ngành nhựa đất nước, phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sống, tiết kiệm nguyên liệu nhựa phế thải cũng như tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương.
Nhà máy Minh Hiếu Sài Gòn với quy mô diện tích nhà xưởng 3008 m2 tại Huyện Bắc Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương theo quy trình chuẩn với máy móc và dây chuyền hiện đại, sản phẩm đầu ra đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng tốt nhất.
Minh Hiếu Sài Gòn cũng là một trong số những nhà máy tiên phong ứng dụng công nghệ xử lý nước hoàn lưu, tái sử dụng nước trong sản xuất vừa giúp tiết kiệm tài nguyên vừa giúp bảo vệ môi trường.
Trong kế hoạch, nhà máy nhựa tái chế sẽ sản xuất khoảng 5.000 tấn hạt nhựa mỗi năm, đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường. Lúc đó sẽ có thêm rất nhiều phế liệu nhựa được thu gom và tái chế để qua đó giảm thiểu lượng nhựa nguyên sinh để sản xuất sản phẩm mới. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ giảm được lượng dầu mỏ sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH MINH HIẾU SÀI GÒN
– Địa chỉ: Lô A16, Đường N1, Khu Công nghiệp KBS (Khu B), Xã Đất Cuốc, Huyện Bắc Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương
– Điện thoại: 0981.224.833 - 0967.456.446
– website: nkcvietnam.com
– Email: info@nkcvietnam.com