Việt Nam là quốc gia có lượng rác thải nhựa ra biển nhiều thứ 4 thế giới, mức độ ô nhiễm nhựa đứng thứ 17 toàn cầu. Để giải quyết vấn nạn này, các nhà quản lý và chuyên gia cho rằng, việc phát triển ngành công nghiệp tái chế nhựa là bước đi tất yếu không chỉ giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường mà còn mở ra cơ hội kinh tế hàng tỷ USD.

Posted At: Feb 20, 2024 - 219 Views

Thúc đẩy công nghiệp tái chế nhựa - Phát triển kinh tế bền vững

Nhựa là một nguyên liệu phổ biến và không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Tuy nhiên, tác động tiêu cực của nhựa đến môi trường đã tạo ra một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững. Để giảm tác động này, việc thúc đẩy công nghiệp tái chế nhựa đã trở thành một ưu tiên hàng đầu. Dưới đây là một số lợi ích của việc phát triển công nghiệp tái chế nhựa và tầm quan trọng của nó trong việc phát triển kinh tế bền vững.

Tầm Quan Trọng Của Việc Phát Triển Công Nghiệp Tái Chế Nhựa

Việt Nam là quốc gia có lượng rác thải nhựa ra biển nhiều thứ 4 thế giới, mức độ ô nhiễm nhựa đứng thứ 17 toàn cầu. Để giải quyết vấn nạn này, các nhà quản lý và chuyên gia cho rằng, việc phát triển ngành công nghiệp tái chế nhựa là bước đi tất yếu không chỉ giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường mà còn mở ra cơ hội kinh tế hàng tỷ USD.

Dù lượng rác thải từ nhựa trong nước rất lớn nhưng ngành công nghiệp tái chế vẫn “đói” nguyên liệu đầu vào và phải nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài. Điều này đã đẩy đến một nghịch lý là phải nhập khẩu phế liệu về để tái chế, tái sử dụng nhưng trong nước lại bỏ đi nguồn nguyên liệu dồi dào có thể tái chế từ rác thải, thêm vào đó là rất nhiều chi phí khác để xử lý số rác thải này. Vì thế, việc đẩy mạnh ngành công nghiệp tái chế sẽ giúp Việt Nam tiết kiệm được hàng chục tỷ USD mỗi năm, thúc đẩy ngành cơ khí chế tạo thiết bị tái chế và tạo việc làm cho hàng triệu lao động trong nước.

Thúc đẩy nhựa tái sinh để đẩy mạnh thị trường vật liệu tái chế

Mô hình kinh tế tuần hoàn về nhựa có tiềm năng tạo ra nhiều kết quả tích cực, như giúp cắt giảm 80% lượng nhựa thải ra đại dương hàng năm, giảm 25% lượng khí thải nhà kính gây biến đổi khí hậu, giúp tiết kiệm lên đến 200 tỷ USD mỗi năm, và tạo thêm nhiều việc làm mới.
Một trong những yếu tố thúc đẩy mô hình này chính là thu gom và tái chế rác thải nhựa, biến rác thải nhựa trở thành nguồn tài nguyên cho các hoạt động kinh tế, không còn tồn tại ngoài môi trường gây ô nhiễm.

Bởi vậy, thúc đẩy sản xuất hạt nhựa tái sinh chính là biện pháp để đẩy mạnh thị trường vật liệu tái chế, cung cấp nguyên vật liệu cho nhiều ngành nghề khác nhau.

Theo các chuyên gia, để nâng cao hiệu quả và phát triển hoạt động tái chế nhựa tại Việt Nam, cần phải thực thi đồng bộ nhiều giải pháp gồm các giải pháp mang tính pháp lý, các giải pháp mang tính kinh tế và các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, thay đổi thói quen tiêu dùng và thải bỏ chất thải nhựa. Các giải pháp này cần tập trung giải quyết 3 vấn đề: Nâng cao hiệu quả thu gom chất thải nhựa, chính sách hỗ trợ hoạt động tái chế nhựa và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia tái chế nhựa.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY TNHH MINH HIẾU SÀI GÒN

– Địa chỉ: Lô A16, Đường N1, Khu Công nghiệp KBS (Khu B), Xã Đất Cuốc, Huyện Bắc Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương

– Điện thoại: 0981.224.833 - 0967.456.446

– website: nkcvietnam.com 

– Email: info@nkcvietnam.com

You can order on App and Play store

Bring the world of shopping to your phone

Order direct from the app Save and searches
image-1
image-2
Your Cart